Dự án Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước với Qui mô: chiều dài cầu cảng 420m, tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 DWT, 04 bến trung chuyển tàu, sà lan có trọng tải 2.000 DWT; gần 150.000 m2 bãi chứa hàng và đường giao thông nội bộ; 8.580 m2 kho chứa hàng; 6.010 m2 các công trình phụ trợ. Trong đó:
-
Giai đoạn 1: chiều dài cầu cảng 300m, tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 DWT, 04 bến trung chuyển tàu, sà lan có trọng tải 2.000 DWT; gần 127.000 m2 bãi chứa hàng và đường giao thông nội bộ; 6.010 m2 các công trình phụ trợ.
-
Giai đoạn 2: các công trình còn lại.
Sơ đồ mặt bằng cảng Tân Cảng - Hiệp Phước
Hiệp Phước trong bối cảnh vùng:
Với vị trí chiến lược nằm ở giao điểm giữa vùng phía Nam của Thành phố HCM và biển Đông, kết nối với đường vành đai mới và hàng loạt khu công nghiệp, Cảng Tân Cảng Hiệp Phước (TCHP) sẽ là nơi tập trung hàng hóa khu vực ĐBSCL và các khu công nghiệp ở phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh. Theo mô thức chung về phát triển đô thị, các đầu mối về giao thông, thương mại sẽ đi trước một bước, từ đó kéo các đô thị dịch vụ vệ tinh phát triển theo. Lợi thế của Cảng Tân Cảng Hiệp Phước là do nằm gần cửa Soài Rạp hướng ra biển Đông, có vị trí thuận lợi để phát triển thành cảng trung chuyển trong tương lai (gần biển, mớn nước sâu -12m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn), phù hợp với xu thế phát triển cảng biển và phương thức vận tải biển hiện đại trên thế giới.
Tầm quan trọng trong logistic tại TCHP:
Cảng TCHP là cảng nối dài của cảng Cát Lái và nằm trong chuối dịch vụ logistics của Tổng công ty, cảng TCHP là điểm thông quan hàng hóa cho khu vực phía Nam, phía tây của TP HCM và các vùng ĐB Sông Cửu Long..... . Cảng TCHP sẽ góp phần giảm tải lượng hàng hóa của Tân Cảng – Cát Lái, đồng thời giúp giảm thiểu được thời gian vận chuyển hàng hóa cho các hãng tàu, kèm theo đó là cắt giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Các hãng tàu có thể tiết kiệm thời gian bằng việc dừng và dỡ hàng ngay tại TCHP thông qua cửa sông Soài Rạp và khách hàng tại các khu công nghiệp ở phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thể tiết kiệm chi phí và thời gian tập kết hàng hóa tại TCHP.
Lợi thế cạnh tranh
Cùng với luồng tàu biển Cái Mép - Thị Vải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luồng tàu biển trên sông Soài Rạp giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành một trong những vùng phát triển quan trọng bậc nhất đất nước và là một trong những thương cảng quan trọng trong khu vực. Luồng Soài Rạp có thể đảm bảo 2 tàu đi lại cùng lúc. Dự án cũng triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải, hệ thống phao tiêu đảm bảo dẫn đường cho tàu chở hàng có trọng tải từ 30.000-50.000 tấn chạy, cả ngày lẫn đêm.
Tàu thông qua luồng Soài Rạp đến cảng TCHP sẽ rút ngắn khoảng gần 30 km và tiết kiệm 2 giờ đồng hồ so với việc đi qua luồng Lòng Tàu hiện nay. Qua đó, khách hàng và các hãng tàu có thể giảm được một nửa chi phí hoa tiêu, nhiên liệu so với hành trình theo luồng Lòng Tàu hiện nay.
Theo tính toán, một tàu 50.000 tấn lưu thông tuyến Soài Rạp mới có thể tiết kiệm được hơn 500.000 USD/năm so với trước kia. Ngoài ra, luồng Soài Rạp không hạn chế lưu thông vào ban đêm như luồng Lòng Tàu, nên chủ tàu có thể giải phóng hàng nhanh hơn. góp phần tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
Lợi thế giao thông
Đường bộ
-
Cảng TCHP nằm trong KCN Hiệp Phước có hệ thống giao thông nội khu kết nối trực tiếp vào trục đường xuyên tâm Bắc - Nam TP.Hồ Chí Minh. Từ KCN Hiệp Phước có thể dễ dàng tiếp cận đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thông qua các tuyến đường vành đai số 3 và số 4 của thành phố Hồ Chí Minh cũng như hệ thống đường cao tốc liên vùng phía Nam.
Đường thủy
Từ TCHP có thể kết nối đến các tuyến nội địa đường thủy như sau
-
Sông Soài Rạp bao bọc toàn bộ phía Đông và Nam của KCN Hiệp Phước, hệ thống sông Soài Rạp là luồng tàu biển rộng nhất và ngắn nhất từ biển Đông vào hệ thống cảng TP.HCM. Luồng tàu này đang được nạo vét sâu đến -12m để các tàu có trọng tải đến 50.000 DWT có thể ra vào dễ dàng vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển quốc tế trong KCN Hiệp Phước, Long Hậu đi các nước trong khu vực.
-
Hệ thống sông Đồng Nai kết nối đến các tỉnh miền Đông ( Đồng Nai, Bình Dương...)
-
Hệ thống sông Vàm Cỏ kết nối đến các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long ( Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long...)
Diện tích quy hoạch giai đoạn 1 của TCHP là 12.07ha, trong đó:
-
Bãi: 7.4 ha;
-
Đường giao thông nội bộ: 4 ha;
-
Khu văn phòng, cây xanh và các công trình phụ trợ: 0.67 ha.
-
Dự kiến sức chứa
Đơn vị tính: teus/năm
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
11,250
|
146,054
|
210,713
|
319,554
|
610,747
|
650,000
|
Đến năm 2019, sản lượng thông qua đạt công suất thiết kế của TCHP.
Trang thiết bị: Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước sẽ có hệ thống cơ sở hạ tầng gồm:
-
420m cầu tàu với hệ thống 05 cẩu bờ hiện đại, có thể tiếp nhận tàu 50.000DWT; 04 bến sà lan dài 253m phục vụ trung chuyển, xuất/nhập hàng hóa và đóng rút hàng.
-
Diện tích bãi: 103.291 m2 với:
-
8 cẩu RTG 6+1;
-
05 xe nâng hàng;
-
02 xe nâng rỗng;
-
34 xe đầu kéo.
-
Sử dụng hệ thống quản lý và điều hành TOP X của RBS (Úc), hệ thống này cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng. Hệ thống TOP X có thể giao tiếp đồng bộ với các cơ sở của Cảng, Hãng tàu, Đại lý, Hải quan
-
Hiện tại, Cảng TCHP đã đăng ký mã Cảng trên UN/LOCODE là VN HPP. Khách hàng có thể dùng mã này khi muốn giao nhận hàng hóa trực tiếp tại Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước.
Tiến độ xây dựng của TCHP:
-
Giai đoạn 1: dự kiến ngày 15/11/2014 sẽ đưa vào khai thác
-
Giai đoạn 02: sẽ thi công khởi công vào tháng 11/2014 và đưa vào khai thác tháng 6/2015.
Dự kiến thời gian đón tàu
TCHP dự kiến đi vào hoạt động vào giữa tháng 11/2014.