Ngày 03/06/2009, TGĐ Nguyễn Đăng Nghiêm và Ban Giám đốc, cùng cán bộ công nhân viên, chiến sỹ Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Hãng tàu Mitsui O.S.K Lines(Nhật Bản) cùng đông đảo các Đại diện Hãng tàu, công ty forwarding, khách hàng xuất nhập khẩu, hiệp hội xúc tiến thương mại Nhật Bản, thuyền trưởng và thủy thủ tàu MOL Premium hân hoan chào đón chuyến tàu đầu tiên cập Cảng Tân Cảng Cái Mép - Tàu MOL Premium thuộc Hãng tàu Mitsui O.S.K Lines với chiều dài tàu 293 m và sức chở 6,350 Teus, trọng tải toàn phần 75.000 DWT. Đây cũng là con tàu lớn nhất từ trước tới nay cập Cảng tại Việt Nam.
Tọa lạc tại Xã Tân Phước Huyện Tân Thành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Cảng Tân Cảng Cái Mép có qui mô khi hoàn thiện là 900 m cầu tàu cho tàu 80.000 DWT; 60 ha bãi. Cảng đưa vào khai thác là Cảng Tân Cảng- Cái Mép giai đoạn 1 của Công ty Cổ phần Tân Cảng- Cái Mép (thuộc Cty TCSG). Điểm nổi bật là công trình này chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự cân đối của Công ty TCSG, với tổng số vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng. Cảng có tổng diện tích là 20,5ha, 01 cầu tàu chính dài 300m, rộng 45,5m, và 3 cầu dẫn có thể tiếp nhận tàu có tải trọng tới 80,000 DWT. Độ sâu trước bến đạt -15.8 m. Cầu tàu được trang bị 03 cẩu bờ bốc xếp công-ten-nơ chuyên dụng loại Post Panamax với sức nâng 65 tấn, có thể bốc xếp đồng thời 2 công-ten-nơ 20 feet, 10 cẩu RTG 6 1 chuyên dùng bốc xếp công-ten-nơ trong bãi, sức nâng 40 tấn, chất cao 5 tầng, 10 xe đầu kéo cùng hệ thống công nghệ, phần mềm quản lý khai thác cảng công-ten-nơ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế - phần mềm có tên gọi TOPX do Công ty RBS (Australia)-Công ty chuyên về phần mềm Cảng cung cấp. Công suất theo thiết kế của Cảng Giai đoạn 1 là 650,000 Teu/năm. Cảng Tân Cảng- Cái Mép có hệ thống kết nối tại Tân Cảng, Cát Lái, các ICD tại khu vực TP.HCM, ICD Sóng Thần tại Bình Dương và ICD Long Bình tại Biên Hòa Đồng Nai tạo nên hệ thống Logistics kết nối hoàn chỉnh phục vụ cho việc giao nhận hàng hóa khu vực TP. HCM và Đồng Nai, Bình Dương. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ khai thác cảng và giao nhận hàng hóa, Cảng nước sâu Tân Cảng Cái Mép còn cung cấp các dịch vụ lai dắt với 03 tàu lai có tổng công suất là 7,700 HP phục vụ lai dắt các tàu lớn ra vào bến, dịch vụ vận chuyển sà lan với đội xà lan 15 chiếc có tổng công suất chuyên chở treân 700 Teu phục vụ việc vận chuyển container từ TP.Hồ Chí Minh ra Cái Mép, dịch vụ hoa tiêu. Công ty hoa tiêu Tân Cảng với đội ngũ hoa tiêu kinh nghiệm, nhiệt tình và trách nhiệm đã nhận được Quyết định của Cục Hàng Hải Việt Nam cho phép dẫn tàu vào Cảng Tân Cảng- Cái Mép.
Công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng đang khẩn trương xây dựng tiếp 600 m cầu tàu và 40 ha bãi để cùng các Hãng tàu Hanjin Shipping, Mitsui O.S.K Lines và Wanhai Lines liên kết khai thác vào cuối năm 2010. Trước mắt Công ty sẽ hòan tất 50m cầu bến vào cuối tháng 8/2009 đề có thể tiếp nhận các tàu có LOA trên 300m tới Cảng.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, vị trí thuận lợi về địa lý và kinh tế và hệ thống Logistics kết nối hoàn chỉnh với các tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Cảng Tân Cảng- Cái Mép sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn đối với các hãng tàu, đại lý hãng tàu, các nhà xuất nhập khẩu trong và ngòai nước.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, cắt giảm chi phí sản xuất là việc đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Trên thực tế trong những năm qua, do không có cảng biển nước sâu, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang phải chịu thiệt thòi so với các doanh nghiệp khác tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, Hồng Kông , Nhật Bản khi phải gánh thêm chi phí trung chuyển hàng tại Singapore, Hồng Kông, Pusan, Laemchabang…. Sự kiện Cảng Tân Cảng- Cái Mép thuộc Công ty Tân Cảng Sài Gòn đón chuyến tàu đầu tiên ghé Cảng có một ý nghĩa quan trọng không chỉ với Công ty Tân Cảng Sài Gòn, hãng tảu MOL, mà còn là tin vui với các Hãng tàu và các doanh nghiệp khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.Việc triển khai tuyến chạy thẳng từ Việt Nam tới các Cảng khu vực Châu Mỹ, Châu Âu sẽ góp phần tích cực trong việc giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việc đưa Cảng Tân cảng – Cái Mép giai đoạn 1 đi vào hoạt động là kết quả của tầm nhìn chiến lược, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân; sự đầu tư đúng hướng, mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu cũng như quá trình “Phấn đấu liên tục; Đoàn kết liên tục; năng động, sáng tạo liên tục” của tập thể cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động Công ty TCSG như lời phát biểu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập QCSG 15/3/2009.
|
|
|
TGĐ công ty TCSG Nguyễn Đăng Nghiêm và TGĐ MOL Việt Nam Katrunori Moriya bên tàu đầu tiên cập cảng nước sâu TC-CM, MOL Premium |
TGĐ công ty TCSG Nguyễn Đăng Nghiêm và Ban Lãnh đạo MOL Việt Nam vui mừng đón tàu đầu tiên cập cảng nước sâu TC-CM |
Ban Giám đốc công ty TCSG cùng các đại diện HT, ban, ngành liên quan trong buổi lễ đón tàu đầu tiên cập cảng nước sâu TC-CM. |
|
|
|
Container đầu tiên được làm hàng tại cảng nước sâu TC-CM |
Cầu cảng TC-CM với trang thiệt bị chuyên dụng, hiện đại |
Tàu MOL Premium đang thực hiện thao tác quay đầu để cập cầu cảng TC-CM. |