Theo ông Thuận, với gần 1.000 DN trong nước tham gia logistics chiếm 20-25% thị phần, trong khi chỉ 1/10 “đại gia” logistics ngoại có mặt ở VN đã “nuốt chửng” 80% thị phần còn lại.
- Vậy theo ông, vì sao các DN logistics VN lại chiếm thị phần rất nhỏ như vậy?
Logistics mới hình thành ở VN từ khi đất nước mở cửa và ngành vận tải biển bắt đầu phát triển. Hầu hết các Cty logistics VN có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, thiếu đồng bộ, không đủ sức cạnh tranh với nước ngoài, chỉ đảm nhận một phần công đoạn trong dây chuyền nội địa, (như xếp dỡ, lưu kho bãi, kiểm đếm, làm thủ tục giao nhận hàng hóa...) thực chất là làm thuê cho các hãng tàu nước ngoài. Trong khi đó, các Cty logistics hàng đầu thế giới đều đã có mặt tại VN với uy tín, kinh nghiệm, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, tài chính rất mạnh, nhiều năm qua, tiếp tục kiểm soát ngành logistics ở các cảng biển VN.
- Nói như vậy không có nghĩa là các DN “nội” không có thế mạnh, thưa ông?
Với các lợi thế về cơ sở hạ tầng, hệ thống cảng biển và ... sân nhà, chi phí của các DN logistics VN chắc chắn phải rẻ hơn chi phí của các DN nước ngoài hoạt động tại VN vì họ phải thuê đất, thuê nhà ở và phải trả lương rất cao cho chuyên gia nước ngoài. Vì vậy, nếu có sự kết hợp giữa các DN logistics “nội” và “ngoại”, lợi thế của cả 2 bên sẽ được phát huy. Điều đó sẽ góp phần hạ chí phí logistics và thúc đẩy ngành logistics VN phát triển.
- Với chi phí logistics quá lớn như ở VN, nếu hạ giá thành thì chỉ sự kết hợp giữa các DN không thôi là chưa đủ, thưa ông ?
Quả thật chi phí logistics ở VN quá lớn tới 25% giá thành sản phẩm, trong khi chi phí vận tải chiếm khoảng 60% chi phí logistics. Để giảm được chi phí vận tải, chi phí logistics thì nhà nước nên quy hoạch khu dịch vụ logistics, các khu công nghiệp, khu sản xuất, nhất là sản xuất gia công xuất khẩu gần các bến cảng và phải có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút DN.
Hiện các cơ sở sản xuất gia công hàng xuất khẩu đặt ở Bình Dương, Long An vận chuyển hàng về Cảng Cái Mép – Thị Vải quá xa và tốn nhiều chi phí, trong khi khu công nghiệp gần Cảng Cái Mép lại không thu hút được DN do giá thuê đất và những cơ chế, chính sách giao thông chưa phù hợp, đó là điều bất cập. Ngoài ra, các DN logistics cần có chiến lược đầu tư chiều sâu vào dịch vụ cốt lõi, tăng cường liên doanh, liên kết, khai tác tốt các dịch vụ thuê ngoài tạo dịch vụ hoàn chỉnh với chi phí thấp, chất lượng dịch vụ cao mới đủ sức cạnh tranh.
- TCST liệu đã thực hiện được chiến lược đầu tư sâu vào các dịch vụ cốt lõi, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay ?
TCST là đơn vị trực thuộc TCty Tân Cảng Sài Gòn (SNP). SNP hoạt động rộng khắp trong toàn quốc với địa bàn TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Bình Định, Hải Phòng… với hệ thống chuỗi cung ứng logistics hoàn chỉnh, gồm cảng biển, vận tải, kho bãi và các dịch vụ hậu cần logistics. Riêng TCST hoạt động chuyên về chuỗi cung ứng đầu tiên của SNP. Qua 10 năm hình thành và phát triển TCST đã đạt tốc độ phát triển bình quân 40%/năm. Điều đó khẳng định TCST đã có sự phát triển bền vững và xây dựng được thương hiệu mạnh.
Có được kết quả trên là nhờ chúng tôi đã có chiến lược kinh doanh phù hợp, mạnh dạn đầu tư vào những dịch vụ cốt lõi và hiệu quả của ngành logicstics, phát huy các thế mạnh của DN quân đội: đoàn kết, kỷ luật cao, dám làm dám chịu trách nhiệm, luôn đi trước đón đầu, đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu và chữ tín trên thương trường.
Cty TCST giờ đây đã chuyển qua giai đoạn phát triển mới, cao hơn. Đó là sự ra đời của Trung tâm phân phối đạt tiêu chuẩn quốc tế với các dịch vụ logistics trọn gói 3PL từ năm 2011.
- Cụ thể, những giá trị gia tăng đó là gì, thưa ông ?
Khi sử dụng dịch vụ trọn gói 3PL, khách hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian và đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa. Thí dụ hãng sản xuất khi nhập nguyên liệu từ nước ngoài, thì nguyên liệu được đưa thẳng về kho của TCST. Nhà máy sản xuất tới đâu chúng tôi sẽ chuyển nguyên liệu tới đó. Ngược lại chúng tôi cũng vận chuyển những thành phẩm từ nơi sản xuất về kho, phân loại đóng vào các container, rồi tổ chức vận chuyển đưa hàng tới cảng xuất khẩu hoặc đưa đến các đại lý, người tiêu dùng trong nước. Nếu nhà sản xuất không thuê ngoài mà tự làm luôn những công đoạn sản xuất này, thì chắc chắn chi phí sẽ cao hơn và cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư.
- Xin cảm ơn ông !
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thị trường logistics VN và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chúng tôi xác định cần phải đầu tư xây dựng một trung tâm phân phối trọn gói theo hướng 3PL. Vì thế, khi tập đoàn Kimberly-Clark (Mỹ) tìm nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện đại đạt chuẩn quốc tế cho hàng hóa băng giấy vệ sinh tại VN, chúng tôi đã tham gia đấu thầu với 6 Cty nước ngoài, những nhà cung cấp dịch vụ logistics cấp độ 3 (3PL) nổi tiếng quốc tế hiện có mặt tại VN, và TCST đã trúng thầu.
Hiện toàn bộ hệ thống của trung tâm phân phối 3PL được khai thác 100% có tổng diện tích 24.000 m2 với trang thiết bị xếp dỡ, làm hàng hiện đại, hệ thống giá kệ 6 tầng, cao 10,8 m, hệ thống dock leveler, hệ thống chữa cháy tự động theo tiêu chuẩn FM.
Có thể nói, các trung tâm phân phối 3PL hiện đại là nền tảng cho TCST nói riêng và TCty Tân cảng Sài Gòn nói chung phát triển dịch vụ logistics cho toàn hệ thống.
Dịch vụ 3PL là sự phát triển tất yếu của ngành, và trong tương lai dịch vụ này còn phải phát triển lên 4 PL, thậm chí 5 PL. Để xây dựng trung tâm này chúng tôi đầu tư rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chuẩn bị nguồn nhân nhân lực và đầu tư hệ thống quản lý kho hàng (WMS) hiện đại của Infor (Mỹ). Ứng dụng phần mềm CNTT này giúp Cty quản lý các hoạt động của trung tâm phân phối tốt hơn, hiệu quả hơn, quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng chặt chẽ hơn, có thể quản lý đến tận nhà phân phối. Chúng tôi có thể kiểm kê hàng hóa, báo cáo tồn kho, báo cáo xuất nhập một cách nhanh chóng vào bất cứ lúc nào. Các trung tâm phân phối 3PL sẽ còn làm gia tăng những giá trị cho khách hàng.
|
Trích nguồn Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp